THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG CỦA TỎI ĐEN
Tỏi đen thực chất là tỏi tươi được lên men thông qua phản ứng Maillard - toàn bộ củ tỏi được nung nóng trong vài tuần với thời gian và nhiệt độ thích hợp, đường và các amino acid bên trong tỏi sẽ phản ứng với nhau và cho ra thành phẩm là củ tỏi có màu đen, vị chua ngọt, mềm và dẻo. Tỏi đen chứa nhiều chất chống oxy hóa-SOD enzime và S-Arylcysteine-chất chống ung thư. Hàm lượng vitamin trong tỏi đen cao gấp 2 lần so với tỏi thông thường, đặc biệt tỏi đen chứa nhiều vitamin B2-chất xúc tác tuyệt vời trong quá trình chuyển hóa protein, mang lại cho phụ nữ vẻ đẹp không tuổi và làn da khỏe mạnh.
Tỏi đen có thể dùng ăn sống. Hương vị của tỏi đen khá dễ chịu, không như tỏi trắng tươi, tỏi đen mềm, dẻo và có vị chua ngọt, tỏi đen không gây hôi miệng khi ăn sống. Ngoài ra, tỏi đen có thể được sử dụng như thành phần gia vị trong nấu ăn, giúp cho món ăn thêm phong phú và mới lạ.
CÔNG DỤNG CỦA TỎI ĐEN
Với hàm lượng dinh dưỡng cao, tỏi đen có các chức năng tuyệt vời mà ít ai biết đến:
1. Giúp tăng cường hệ miễn dịch
Tỏi đen giúp tăng cường hệ thống miễn dịch nhờ vào các đặc tính kháng virus, kháng nấm, kháng khuẩn và chống ký sinh trùng.
2. Hồi phục chức năng gan
Ngay cả khi gan có thể tự chữa lành thì việc sử dụng bia, rượu không kiểm soát có thể làm tổn thương gan vĩnh viễn. Khi bị tổn thương, gan tiết ra nhiều men trong máu, lượng men gan càng cao đồng nghĩa với việc gan đang bị tổn thương càng nặng. Tỏi đen giúp ức chế quá trình phóng thích men gan, giúp bảo vệ gan hiệu quả.
3. Khả năng chống oxy hóa cao
Trong tỏi đen có nhiều chất chống oxy hóa hơn là tỏi trắng. Một một chế độ ăn có 5% tỏi đen sẽ giúp cải thiện khả năng đề kháng bằng việc sản xuất ra nhiều insulin. Chất chống oxy hóa này cũng bảo vệ tế bào khỏi những hư hại và làm chậm các dấu hiệu lão hóa. Mức độ chống oxy hóa nhiều có thể giúp ngăn ngừa bệnh Alzheimer (chứng suy giảm trí nhớ), viêm khớp dạng thấp và các bệnh mãn tính tương tự.
4. Cải thiện chỉ số cholesterol
Chiết xuất tỏi đen trong 12 tuần có thể làm tăng HDL (cholesterol tốt) và giảm LDL (cholesterol xấu). Thành phần S-allyl cysteine (hoặc SAC) có nhiều trong tỏi đen giúp ức chế tổng hợp LDL, tăng tiếp nhận HDL, tránh tình trạng ứ đọng cholestrol ở thành mạch máu.
5. Giảm viêm
Tỏi đen chứa tới 100 hợp chất hoạt tính. Một trong những hợp chất này là S-allyl cysteine và polyphenol là hai tác nhân chống viêm phổ biến.
6. Ngăn chặn sự hình thành các tế bào ung thư
SAC-S-allyl - L- cystein, Allicin, Di-allyl-Tri-sulphide là những thành phần quý hiếm có trong tỏi đen giúp ức chế quá trình hình thành các tế bào ung thư như: ung thư bạc cầu, ung thư tiền liệt tuyến…
ĐỐI TƯỢNG HẠN CHẾ SỬ DỤNG TỎI ĐEN
Tỏi đen là được xem là thần dược có thể chưa bách bệnh. Tuy nhiên, tủy vào thể trang từng người mà việc sử dụng tỏi đen được xem là hợp lý hay không, dưới đây là một số đối tượng nên hạn chế dùng tỏi đen:
Phụ nữ mang thai khi sử dụng tỏi đen cần có sự cho phép và hướng dẫn của bác sĩ về liều lượng cũng như cách thức sử dụng sao cho hợp lý, an toàn.
Những người có sức đề kháng yếu cần hạn chế ăn tỏi. Vi tỏi có tính nóng, độc, hao máu khiến cho những người sư đề kháng kém dễ hao tổn sức lực, thân nhiệt không đều, gây mệt mỏi.
Bị tiêu chảy, kiết lị: tiêu chảy đồng nghĩa với việc có rất nhiều vi khuẩn trong hệ tiêu hóa. Ăn tỏi sẽ gây kích ứng đường ruột bởi chất Allicin, làm niêm mạc ruột tổn thương ngày càng nhiều khiến trình trạng tiêu chảy ngày càng nặng hơn.